Việt Nam Khỉ_hoang

Rừng ngập mặn ở Cần Giờ hay còn gọi là đảo khỉ

Cần Giờ có một đảo khỉ với hàng ngàn cá thể quần tụ y hệt như thiên đường hoang dã. Miền bắc có đảo khỉ Cát Dứa nằm trên vịnh Lan Hạ (Quảng Ninh) và miền trung có đảo khỉ Hòn Lao thuộc vịnh Nha Phu (Khánh Hòa) nơi mà đàn khỉ sống riêng biệt trên những hòn đảo độc lập. Riêng miền nam có đảo khỉ Cần Giờ. Đảo khỉ Cần Giờ là cách định danh của dân gian khi mọi người thấy khỉ nhiều. Đàn khỉ ở Cầu Giờ có gần 1.500 con, chủ yếu là khỉ đuôi dài, chia thành 7 bầy sống ở 7 khu vực trên đảo[4].

Phải mất hàng năm, người ta mới dụ được một đàn khỉ 90 con từ rừng sâu về đảo. Từ một vài cá thể đơn lẻ, đàn khỉ bây giờ lên đến gần 1.500 con, sống tập trung tại một tiểu khu rừng ngập mặn, thành một điểm du lịch[5] Nhiều khách du lịch trở lại nơi đây khá bất ngờ trước sự sụt giảm số lượng của bầy khỉ nuôi tự nhiên.Trước đây người ta ghi nhận đàn khỉ thường xuyên tiếp cận với du khách khá đông, nhưng hiện giờ chỉ còn khoảng 40- 50 con và hầu hết đều là khỉ con còn nhỏ[6].

Còn có bầy khỉ sống tự do giữa thiên nhiên trên cồn Ấu, Cần Thơ, chúng đã quậy phá vườn trái cây, ruộng rẫy, nhà dân sau khi khu du lịch đóng cửa, không ai cung cấp thức ăn. Những con khỉ bị bỏ đói nên đi tìm thức ăn để sinh tồn. Khu du lịch thả nuôi bầy khỉ bố mẹ ra thiên nhiên để du khách ngắm nhìn, chụp hình hoặc thả thức ăn cho chúng ăn. Đến năm 2012 khu du lịch sinh thái đóng cửa, đàn khỉ bị bỏ rơi và sinh sôi tự nhiên lên đến vài chục con. Lúc trước chúng sống trên rặng cây bần ven sông Hậu, được cho ăn đầy đủ nên không phá phách, nay thiếu nguồn thức ăn nên đàn khỉ đã tràn xuống ruộng rẫy của dân để tìm thức ăn, cắn phá bắp và vườn cây ăn trái. Chúng tự do di tản khắp nơi. Đàn khỉ hiện còn khoảng 22 con, thường xuyên phá vườn nhãn, đu đủ, chôm chôm, bắp, xoài của người dân. Lúc cao điểm, đàn khỉ sinh sôi lên đến 70-80 con, nhưng bị nhiều nhóm thợ săn từ nơi khác đi xuồng máy mang súng hơi đến bắn hạ nên số lượng giảm mạnh[7].

Hàng chục cá thể khỉ hoang dã được bảo tồn nghiêm ngặt trên núi Két để thu hút khách tham quan du lịch. Hiện chưa nắm được ở núi Két còn bao nhiêu cá thể khỉ. Loài khỉ còn nhiều ở núi Cấm, núi Dài lớn, núi Tô và núi Két, giếng Tiên nằm sâu hút trong hang núi, giếng này có nước trong xanh và mát lạnh quanh năm, đem lại nguồn nước uống quanh năm cho các loài thú rừng trên núi, như: Khỉ, rắn, chồn. Hiện nay, người dân đến sinh sống lập vườn tại nhiều ngọn núi đã thu hẹp môi trường sống của loài khỉ. Mặt khác, do người dân săn bắt quá mức nên loài khỉ đã giảm số lượng rất nhiều. Từ khi có cá nhân mua núi, tất cả những loài động vật hoang dã được bảo tồn rất nghiêm ngặt. Số lượng cá thể khỉ tăng thêm từng năm, nhất là loài khỉ. Nhiều con khỉ bị gãy chân, què tay được thả vào rừng tưởng chừng đi không hẹn ngày về. Thế nhưng, có con còn dẫn cả đàn về trước nhà, có một con khỉ mặt đỏ rất to, nặng khoảng 35 kg bị sơn tặc săn bắn gãy chân, một người đã mua thả vào rừng. Khoảng một năm sau, con khỉ ấy dẫn về nhà cả đàn và ở quanh quẩn sau nhà cho đến nay[8].

Có một bầy khỉ khoảng 30 con sống tự do trong khuôn viên chùa núi Châu Thới (Bình Dương) hàng chục năm đang đứng trước nguy cơ bị săn bắt trộm bởi những kẻ xấu. Nơi đây còn là khu vực cư ngụ của đàn khỉ rừng. Ngôi chùa này khỉ nhởn nhơ khắp khuôn viên. Đàn khỉ rừng đuôi xám, mặt đỏ sinh sống chung quanh chùa gần 20 năm nay. Ban đầu từ một cặp khỉ do một người dân đem tới chùa phóng sinh, trải qua thời gian sinh sôi nảy nở, đến nay có tới 30 con. Hiện, số lượng khỉ tại chùa bị giảm dần do có nhiều người bắt trộm khi chúng di chuyển ra khỏi chùa[9].

Năm 1974, con người đã phát hiện ra đàn khỉ đuôi dài sống ẩn dật trong rừng núi Lớn. Đàn khỉ hoang dã chung sống với người đã hơn 20 năm qua, trên con đường lên đỉnh núi Lớn, đàn khỉ có hơn 50 con, sống quần tụ như một đại gia đình và có đầu đàn dẫn dắt, bảo vệ. Trong 10 năm qua, số lượng khỉ về chùa ngày càng giảm, hiện chỉ có khoảng 10 con cái trưởng thành. Số khỉ con được sinh ra không bù vào được số khỉ bị con người săn bắt. Nhiều người dân thường xuyên phát hiện những chiếc bẫy khỉ hoặc bắt gặp ánh mắt mệt mỏi đau đớn, cầu cứu của khỉ bị sập bẫy. Số ít khỉ thoát khỏi bẫy cũng mang thương tật về sau, có con bị rụng hết ngón tay, ngón chân hay những vết sẹo trên lưng khi cố vùng vẫy khỏi bẫy[10].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khỉ_hoang http://www.giadinhvietnam.com/doi-song/dan-khi-hoa... http://www.baoangiang.com.vn/Chuyen-muc-khac/Trong... http://congly.com.vn/giai-tri/du-lich/khu-du-lich-... http://congly.com.vn/xa-hoi/doi-song/chuyen-dat-ch... http://www.nguoiduatin.vn/dan-khi-hoang-da-chung-s... http://ihay.thanhnien.vn/phuot/kham-pha-hoa-qua-so... http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/107987/10-dong-va... http://news.zing.vn/bay-khi-nuong-nho-noi-cua-phat... http://news.zing.vn/khi-du-gieo-rac-noi-kinh-hoang... http://news.zing.vn/thanh-pho-co-hang-nghin-chu-kh...